BỆNH HUYẾT ÁP CAO VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ AN TOÀN, HIỆU QUẢ

Hiện nay, số người mắc căn bệnh huyết áp cao trên toàn thế giới ngày càng tăng đáng báo động. Đây là căn bệnh không thể xem nhẹ bởi những biến chứng của nó thực sự vô cùng nguy hiểm. Không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà còn có nguy cơ gây các bệnh về tim mạch, thần kinh, thận..

Mọi người thường gọi là cao huyết áp hay tăng huyết áp  đều được. Nó là một tình trạng sức khỏe phổ biến và có rất nhiều người lầm tưởng rằng chỉ xảy ra với những người có tính cách nóng nảy, căng thẳng, lo lắng hay bồn chồn. Trên thực tế và khoa học bệnh cao huyết áp không hề phụ thuộc vào đặc điểm tính cách. Mặc dù bạn có là người điềm đạm, luôn bình tĩnh và vui vẻ thì vẫn có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.Vậy cụ thể tình trạng cao huyết áp là gì? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích dưới đây nhé!

Huyết áp cao là gì?

Để xác định được chỉ số huyết áp sẽ thông qua lượng máu bơm vào tim và sự đáp ứng lưu lượng máu đó trong động mạch. Khi càng nhiều máu bơm tim và động mạch hẹp lại, huyết áp sẽ càng cao.

Trên thực tế những cơ quan trong cơ thể cần oxy để tồn tại. Thông qua máu thì oxy được vận chuyển tới các cơ quan. Tim đập nó tạo ra những áp lực đẩy máu qua một mạng lưới những động mạch và tĩnh mạch hình ống hay còn gọi là mạch máu và mao mạch. Áp lực máu hay còn gọi là huyết áp chính là kết quả của hai lực. Lực đầu tiên tạo ra khi máu bơm ra khỏi tim và đi vào những động mạch người ta gọi đây là một phần của hệ thống tuần hoàn. Lực thứ hai được hình thành khi tim nghỉ giữa các nhịp đập nó. Hai lực lượng này được đại diện bởi các con số thông việc kiểm tra và đo huyết áp.

Người ta đo chỉ số huyết áp bằng hai chỉ số là huyết áp tâm thu ( hay còn gọi là áp lực đẩy máu vào động mạch, tim co bóp) và huyết áp tâm trương (là huyết áp khi cơ tim giãn nghỉ). 

Đối với người bình thường, huyết áp tâm thu thường <120 và tâm trương < 80. Những người tiền huyết áp, chỉ số huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg và tâm trương từ 80-89mmHg.

Bệnh nhân bị cao huyết áp khi: chỉ số huyết áp tâm thu từ >=135 mmHg và tâm trương >=85mmHg

 

Bệnh cao huyết áp

Bệnh cao huyết áp

 Triệu chứng của cao huyết áp

- Chảy máu mũi: Đây cũng là một trong các dấu hiệu của căn bệnh huyết áp cao của giai đoạn đầu. Khi huyết áp tăng cao và đột ngột bị chảy máu mũi nhiều, máu khó ngừng chảy,  thì bạn nên đi khám ngay để được kiểm tra huyết áp, và điều trị bệnh kịp thời.

- Thấy có xuất hiện vệt máu bên trong mắt, hoặc bị xuất huyết kết mạc cũng có thể là dấu hiệu của người đang bị bệnh huyết áp cao hoặc tiểu đường.

– Thấy tê hoặc ngứa râm ran ở các chi: có thể là một dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh đột quỵ do huyết áp tăng gây ra. Khi bạn bị tăng huyết áp liên tục và không được kiểm soát được, thì cần chú ý, vì đây có thể là lý do dẫn đến sự tê liệt  các dây thần kinh ở trong cơ thể bạn.

– Một dấu hiệu khác của căn bệnh cao huyết áp là buồn nôn và nôn. Tuy nhiên, triệu chứng này, còn liên quan đến một số những bệnh lý khác. Do đó, bạn nên kiểm chứng với một số triệu chứng liên quan khác đi kèm như: nhìn không rõ, nhìn mờ, khó thở. Nếu gặp phải các triệu chứng này thì bạn hãy tới cơ sở y tế để thăm khám bệnh, kiểm tra lại sức khỏe để có thể an tâm hơn.

– Thấy chóng mặt đi kèm với hai triệu chứng là: choáng và chóng mặt, thì đó cũng là dấu hiệu cảnh báo của bệnh huyết áp cao và bạn không nên bỏ qua triệu chứng này nhất là khi nó xảy ra  đột ngột.

– Ngoài ra còn có các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến huyết áp của bạn như: béo phì, lười hoạt động thể chất, hút thuốc lá, uống rượu…

Khi bạn đã gặp phải các dấu hiệu kể trên thì có thể khẳng định được bạn đã bị mức bệnh huyết áp cao. Nếu tình trạng này không sớm được điều trị thì nó có thể dẫn đến rất nhiều những vấn đề khác nghiêm trọng như suy thận, bệnh tim, và đột quỵ dẫn tới tử vong.

 Nguyên nhân của bệnh cao huyết áp. 

- Bệnh thận mãn tính

- Hẹp động mạch chủ bẩm sinh, bệnh này có thể gây ra cao huyết áp ở cánh tay.

- U hoặc những bệnh khác về tuyến thượng thận.

- Sử dụng thuốc ngừa thai.

- Bệnh của tuyến giáp.

- Có thai.

- Nghiện rượu.

Ngoài ra cũng còn một số nguyên nhân góp phần gây ra tăng huyết áp là:

Tuổi tác

Tuổi càng cao, nguy cơ trở thành nạn nhân của căn bệnh cao huyết áp càng lớn.  Người cao tuổi đặc biệt có nguy cơ phát triển dạng tăng huyết áp tâm thu. Huyết áp cao là nguyên nhân chính gây xơ vữa động mạch.

Di truyền

Nếu gia đình bạn có lịch sử bị cholesterol cao, đây có thể là lý do khiến bạn nên bắt đầu quan tâm, lo lắng. Dạng cao huyết áp do di truyền có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe đối với người trẻ tuổi.

Giới tính

Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp cao hơn phụ nữ. Điều này không có nghĩa là phụ nữ không cần lo lắng vì nguy cơ của bạn cũng không hề thấp. Vì vậy, nên giữ gìn lối sống và thói quen ăn uống lành mạnh.

Thừa cân

Thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân hàng đầu của bệnh cao huyết áp. Những người tích tụ mỡ quanh bụng, hông và đùi cũng có nguy cơ bị huyết áp cao.

Ăn mặn

Một số người nhạy cảm với muối hoặc natri nên huyết áp thường xuyên cao. Giải pháp tốt nhất là giảm lượng muối, sau đó giữ ở mức an toàn. Thức ăn nhanh thường chứa lượng muối lớn, những người cao huyết áp nên tránh loại đồ ăn này và tìm những thực phẩm có thể kiểm soát muối được.

Rượu bia

Nếu chỉ mới uống hai ly rượu bạn đã say mềm thì đây là lời cảnh báo của cơ thể về việc nên ngừng uống rượu. Rượu, bia có hại cho sức khỏe của bạn, trong đó ảnh hưởng nhiều đến huyết áp. Do đó, tránh uống nhiều rượu, đặc biệt rượu mạnh nhằm giữ huyết áp ở mức bình thường.

Căng thẳng

Công việc căng thẳng, ngồi nhiều trong văn phòng hoặc những nguyên nhân khác gây áp lực trong đời sống có thể làm thay đổi huyết áp của bạn. Do vậy, hãy bình tĩnh và thư giãn, tìm cách cân bằng cuộc sống để tránh stress.

Thuốc ngừa thai

Theo một nghiên cứu mới đây, uống thuốc ngừa thai thường xuyên hay khẩn cấp đều có thể làm căn bệnh cao huyết áp tiến triển nhanh.

Lười biếng

Lối sống lười vận động, ăn uống không điều độ không chỉ khiến vòng 2 của bạn "phì nhiêu", mà còn mang lại nguy cơ phát triển căn bệnh cao huyết áp.

Cách điều trị bệnh cao huyết áp

Có rất nhiều cách điều trị bệnh cao huyết áp nhưng hiện nay điều trị an toàn, tiện lợi, đơn giản và hiệu quả là người ta sử dụng tỏi đen hằng ngày. Vì sao tỏi đen lại phòng và điều trị được bệnh tăng huyết áp ? 

Trong tỏi đen có chứa một hợp chất từ lưu huỳnh là allicin, có tác dụng tích cực trong bảo vệ, ngăn ngừa và chống lại các bệnh của hệ thống tim mạch như xơ vữa động mạch và cao huyết áp.


Các hợp chất này làm giảm áp lực của các thành mạch máu giúp cho quá trình lưu thông máu nhanh hơn sẽ làm cho huyết áp không tăng lên và có thể giảm xuống mức bình thường, điều hòa huyết áp rất tốt.
Ngoài ra, tỏi đen cũng làm tăng việc sản xuất oxit nitric, có vai trò quan trọng trong vận chuyển oxy trong máu, do thành phần của tỏi đen có chứa chất chống oxy hóa (vitamin C và selen) nên nó có tác dụng làm sạch máu, giảm cholesterol “xấu”, ngăn ngừa việc hình thành các “mảng bám” trên các thành động mạch, giảm tối đa nguy cơ hình thành cục máu đông và các bệnh về hệ thống tim mạch làm cho huyết áp luôn được bình thường, chỉ cần sử dụng 2  củ 1 ngày là có thể đẩy lùi được nhiều bệnh tật trong đó có bệnh cao huyết áp 

Vậy có phải tỏi đen nào cũng điều trị được bệnh cao huyết áp ? câu trả lời là không, chỉ có tỏi đen đạt chất lượng, có hàm lượng allicin cao mới làm phòng và điều trị được bệnh này. Vậy khi mua tỏi đen bạn phải xem thành phần chứng nhận của tỏi đen hãng bạn định mua nhé

Xem thành phần phân tích của tỏi đen sunkun tại đây

Tin tức liên quan

CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM SUNKUN

   VP: Tầng 2 số 121 Cù Chính Lan, TP Đà Nẵng

   Tư vấn viên: 0977.614.537 ( Ms. Hậu)

   sunkun.vn@gmail.com