Ta thường rất ít nghe thấy tên bệnh ung thư lưỡi. Những không phải không có mà một khi đã bị thì vô cùng khó khăn cho người bệnh. Vậy dấu hiệu ung thư lưỡi có biểu hiện như thế nào? Để khi có những dấu hiệu đó chúng ta có thể kịp thời phát hiện và điều trị sớm. Hãy cùng Sunkun tìm hiểu về bệnh ung thư lưỡi nhé!
> Sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư
> Bí quyết vượt qua nỗi lo ung thư chống lão hóa
Ung thư lưỡi là một loại ung thư vùng miệng thường thấy trên mặt lưỡi với các khối u và vết loét. Các vết loét này không lành trên lưỡi và gây đau lưỡi. Trong giai đoạn đầu ung thư lưỡi không có những dấu hiệu rõ ràng. Vì thế rất khó phát hiện cho đến khi nó phát tác. Bệnh thường gặp trên các đối tượng nam giới trên 50 tuổi. Nhưng ngày này đang có hiện tượng trẻ hoá. Vậy nguyên nhân do đâu?
Bệnh ung thư lưỡi là gì?
Cho đến nay người ta vẫn chưa xác minh được chính xác căn nguyên gây ra bệnh ung thư lưỡi. Nhưng những yếu tố sau sẽ không thể bỏ qua:
- Những người có thói quen hút thuốc lá: Thuốc lá không chỉ là tác nhân chủ yếu gây ra bệnh ung thư phổi. Mà nó còn gây ra hàng loạt các bệnh ung thư khác như miệng và cổ họng và lưỡi là cơ quan không thể tránh khỏi
- Uống nhiều rượu bia và sử dụng các chất kích thích: Theo các nghiên cứu cho thấy có 70-80% người mắc bệnh ung thư lưỡi là do nguyên nhân này.
- Do gen di truyền: Khi gia đình có người bị ung thư lưỡi thì tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn rất nhiều so với người bình thường
- Do nhiễm virus HPV: Trong các loại virus được tìm thấy thì có virus HPV có khả năng cao gây ung thư miệng
- Do chế độ ăn uống không hợp lý: Thiếu vitamin E, D.. hay các chất xơ cũng là nguyên nhân chính gây ra ung thư.
> Lời khuyên dinh dưỡng dành cho bệnh nhân ung thư
Trong giai đoạn đầu của bệnh ung thư lưỡi không có bất kỳ dấu hiệu nào đáng nghi ngờ. Thận trí có một số biểu hiện giống với một số bệnh lý khác như:
- Bệnh nhân thường xuyên có cảm giác khó chịu ở vùng lưỡi: cảm giác này giống như có dị vật hay xương cá mắc vào lưỡi
- Có các khối gồ nổi lên trên bề mặt của lưỡi: niêm mạc trắng, tổn thương chắc, rắn, có thể ở dạng loét nhỏ.
- Nổi hạch ở cổ: có thể gặp ở một số bệnh nhân ung thư lưỡi trong giai đoạn đầu của bệnh.
Ở giai đoạn toàn phát này các triệu chứng bắt đầu xuất hiện rõ hơn. Nó làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bệnh nhân. Lúc này là lúc bệnh được phát hiện ra.
- Đau lưỡi: đây là triệu chứng thường gặp ở giai đoạn đầu. Bệnh nhân có hiện tượng bị đau liên tục. Và cơn đau tăng khi bệnh nhân nói hoặc nhai, đặc biệt là ăn thức ăn cay, nóng.
- Tăng tiết nước bọt.
- Chảy máu vùng miệng
- Hơi thở có mùi khó chịu: do tổ chức ung thư hoại tử gây ra mùi khó chịu
- Khó nói, khó nuốt
- Nhiễm khuẩn
- Sụt cân: do bị loét nên không ăn được
- Khám lưỡi thấy các ổ loét phát triển và lan rộng nhanh.
Đây là giai đoạn bệnh thường tiến triển rất nhanh theo chiều hướng xấu đi. Hiện tượng loét sẽ ăn sâu và lan rộng ra xung quanh. Khiến bệnh nhân bị đau và dễ chảy máu. Khi các vết loét bị hoại tử sẽ gây ra hiện tượng hôi miệng. Khi này bệnh nhân cần được thăm khám để đánh giá sơ bộ khối u. Việc kiểm tra sẽ khiến bệnh nhân đau hơn rất nhiều nên cần gây tê trước khi tiến hành kiểm tra.
Ở giai đoạn này các triệu chứng ung thư hiện lên rõ ràng hơn như:
- Sụt cân nhanh: dấu hiệu này có thể cho thấy bệnh đang ngày càng nặng dần
- Mệt mỏi: trong giai đoạn cuối cơ thể bệnh nhân thường xuyên mệt mỏi
- Rối loạn tiêu hóa: có các biểu hiện như ăn mau no, đầy hơi, chướng bụng sau ăn, buồn nôn, phân lẫn máu,...
- Sốt kéo dài: báo hiệu tình trạng càng xấu của bệnh nhân
- Hạch di căn: hiện tượng các hạch chạy xuống cằm, hàm dưới,...
- Tổn thương lưỡi
Biện pháp chẩn đoán bệnh
- Lâm sàng: Khám lưỡi và hạch để bác sĩ chẩn đoán lâm sàng cho bệnh nhân
- Sinh thiết: Đây là phương pháp được dùng chủ yếu để xác định ung thư. Mẫu bệnh được lấy trên lưỡi hoặc hút hạch để lấy dịch vào ống kim nhỏ
- Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như : chụp X- Quang, CT, MRI để đánh giá sự di căn của bệnh
- Xạ hình toàn thân: Cho thấy sự di căn của bệnh qua các bộ phận khác.
Hiện nay có nhiều biện pháp điều trị tiên tiến như:
- Giai đoạn sớm: Phẫu thuật được coi là biện pháp tối ưu nhất dành cho bệnh nhân bị ung thư lưỡi phát hiện trong giai đoạn sớm. Bác sĩ sẽ căn cứ vào kích thước và vị trí các khối u để tiến hành các biện pháp cắt khác nhau
- Giai đoạn muộn hơn: Nếu vẫn có khả năng phẫu thuật thì các bác sĩ sẽ phối hợp phẫu thuật với một số hiện pháp hóa trị hoặc xạ trị.
Xạ trị là biện pháp góp phần không nhỏ trong điều trị bệnh ung thư lưỡi. Nhưng nó gây ra một số tác dụng phụ như: khô miệng, sạm da,..
Đây là biện pháp đưa hoá chất vào cơ thể bệnh nhân. Có thể hoá trị toàn thân hay tại chỗ. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chọn biện pháp hoá trị khác nhau. Hoá trị có thể được sử dụng trước khi phẫu thuật hay xạ trị. Nhằm làm giảm tổn thương và tăng hiệu quả cho phương pháp điều trị chính.
> Tỏi đen bảo vệ cơ thể phòng ngừa ung thư và giảm cholesteron
Không có cách nào để ngăn chặn hoàn toàn sự phát triển của bệnh ung thư lưỡi. Chúng ta cần đi khám kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện sớm bệnh. Và việc thay đổi cách sinh hoạt sẽ giảm thiểu mắc bệnh ung thư lưỡi:
- Bỏ rượu bia, chất kích thích
- Không hút thuốc lá
- Có chế độ giảm cân lành mạnh
- Thực hiện vệ sinh răng miệng hằng ngày, đánh răng thường xuyên
- Chủ động tiêm phòng HPV
- Thực hiện các biện pháp tình dục an toàn nhất là khi quan hệ bằng miệng.
Trên đây là tổng hợp các kiến thức và dấu hiệu nhận biết ung thư lưỡi. Khi có bất kỳ dấu hiệu nào bạn cần đi kiểm tra ngay. Để bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Điều này khiến bạn giảm các cơn đau đớn do bệnh ung thư lưỡi gây ra.
Xem thêm: Thuốc nam có thể điều trị ung thư?
CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM SUNKUN
VP: Tầng 2 số 121 Cù Chính Lan, TP Đà Nẵng
Tư vấn viên: 0977.614.537 ( Ms. Hậu)