Trẻ bị ho khan là một trong những biểu hiện viêm đường hô hấp ở trẻ. Bệnh này thường thấy vào các thời điểm giao mùa mùa lạnh. Đây là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển. Chúng làm cho trẻ bị cảm lạnh, bị ho. Việc điều trị cho trẻ cho bằng thuốc tây sẽ nhanh khỏi. Nhưng nó sẽ gây ra moitj số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì thế có cách nào để điều trị tại nhà cho trẻ. Bài viết dưới đây, Sunkun sẽ giúp ích cho bạn trong việc điều trị ho khan cho con.
> Ho khan kéo dài là cảnh báo bệnh gì?
Khi cơ thể trẻ bụ vi khuẩn xâm nhập sẽ khiến cho bẹ bị đau, ngứa, rát cổ họng. Vì thế ho sẽ khiến các vi khuẩn hay chất dịch bám trong cổ họng đi ra ngoài.
Bệnh ho khan ở trẻ em
Khi trẻ bị ho khan có thể kèm theo một số biểu hiện như:
- Ho có đờm hoặc không có đờm
- Có hiện tượng chảy nước mũi
- Ngứa rát cổ họng
- Trẻ thấy khó chịu và thường xuyên quấy khóc
- Ho khiến trẻ bị nôn
- Cơ thể mệt mỏi, chán ăn
- Đau thức ngực khi ho hoặc thở
Thông thường trẻ bị ho khan thường kéo dài từ 2-4 tuần. Có nhiều trường hợp do virus gây bệnh, bệnh có thể kéo dài hơn. Thời gian chữa trị kéo dài trên 4 tuần được gọi là mãn tính. Và dưới 4 tuần được gọi là cấp tính
Trẻ bị ho khan xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Do môi trường bị ô nhiễm không khí. Khi trẻ hít phải khói bụi khiến cho cổ họng trẻ bị viêm dẫn đến tình trạng bị ho khan
- Do virus gây bệnh: Một trong những biểu hiện của việc ho khan do virus gây bệnh là sổ mũi. Sau đó ho khan kéo dài với một số biểu hiện khác
- Do thời tiết thay đổi thấy thường hoặc do sự chuyển giao giữa các mùa
- Dịch nhầy mũi sau: là khi trẻ bị cảm mũi các chất nhầy trong khoang mũi không được cho ra ngoài mà chảy xuống cổ họng. Khi đó chất nhầy bám vào bên trong cổ họng sẽ gây ra sự khó chịu, ngứa rát cổ họng.
Làm gì khi trẻ bị ho khan
Khi trẻ bị ho khan các bậc phụ huynh không nên nôn nóng mà sử dụng thuốc kháng sinh cho con. Ban đầu có thể là những triệu chứng ho bình thường. Nếu tình trạng ho khan kéo dài cần đưa con đến các cơ sở y tế để được kiểm tra. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ gây cho bé bị nhờn thuốc. Và gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Trong sữa mẹ có chứa các chất làm tăng khả năng miễn dịch cho con. Vì thế khi con trẻ bị ho các mẹ nên cho con bú nhiều hơn.Theo dõi sự chuyển biến của con. Nếu bệnh không giảm cần cho con đi kiểm tra ngay để kịp phát hiện bệnh.
- Rửa sạch, vệ sinh mũi hằng ngày cho con bằng nước muối sinh lý. Nhằm loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn bám vào bên trong mũi.
- Bổ sung nước hằng ngày cho trẻ. Bổ sung và giữ đủ nước cho cơ thể trẻ. Cho trẻ uống nước ấm để làm ấm cổ họng. Có thể cho trẻ uống sữa hoặc nước hoa quả để tăng sức đề kháng.
- Sử dụng mật ong để điều trị ho. Mật ong có tính kháng viêm, kháng khuẩn nên được dùng để điều trị ho. Làm giảm các cơn đau và giảm ho.Khi ngủ nâng cao đầu con: Để hạn chế cơn ho về đêm, cha mẹ kê cao phần đầu con bằng chiếc gối nhỏ. Điều đó giúp trẻ ngủ sâu giấc và nhanh chóng hồi phục hơn.
- Duy trì nhiệt độ phòng ngủ thích hợp. Việc sử dụng điều hoà lạnh dễ khiến trẻ bị cảm lạnh. Sử dụng máy phun sương để tránh khô da khô mũi cho trẻ. Nếu không có máy phun sương bạn có thể để một chậu nước lạnh trong phòng.
Ngoài ra bạn cũng có thể hấp lá húng chanh với đường phèn.
Các bậc phụ huynh cần lưu ý một số điều sau để phòng tránh bệnh cho con trẻ:
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ chân tay cho con
- Không cho trẻ mút tay hoặc mút các đồ vật khác
- Không để quạt quá gần và thổi trực tiếp vào mặt con
- Hạn chế cho con ăn các đồ ăn lạnh như: ăn kem, uống nước đá,...
Trên đây là một số cách điều trị và cách phòng bệnh cho trẻ bị ho khan. Các bậc phụ huynh hãy trang bị cho mình những kiến thức bổ ích để con có một sức khỏe tốt.
Tìm hiểu thêm: Vì sao tỏi đen tăng cường sức đề kháng
CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM SUNKUN
VP: Tầng 2 số 121 Cù Chính Lan, TP Đà Nẵng
Tư vấn viên: 0977.614.537 ( Ms. Hậu)