MÁU NHIỄM MỠ Ở BÀ BẦU

Đối với người phụ nữ mang thai và sinh con là niềm vui và hạnh phúc lớn nhất. Tuy nhiên trong quá trình mang thai nhiều người không may gặp rất nhiều bệnh trong đó có bệnh máu nhiễm mỡ. Vậy những bạn đang mang thai bị máu nhiễm mỡ muốn biết thêm kiến thức về bệnh này hãy đọc bài viết dưới đây nhé!

máu nhiễm mỡ ở bà bầu

Máu nhiễm mỡ ở bà bầu

Máu nhiễm mỡ nên ăn các loại hoa quả gì?

Tư vấn của bác sĩ cho phụ nữ mang thai bị mỡ máu cao

Mỡ máu cao có ảnh hưởng gì không?

1. Nguyên nhân mắc bệnh mỡ máu cao ở phụ nữ mang thai

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, máu nhiễm mỡ không chỉ là bệnh của người lớn tuổi mà một phụ nữ mang thai bình thường đều có nguy cơ mắc bệnh này. Một số nguyên nhân cụ thể sau đây dẫn đến máu nhiễm mỡ ở bà bầu:

Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Đối với phụ nữ mang thai chế độ tiêu hóa và trao đổi hấp thụ các chất khác với người bình thường, việc lựa chọn thức ăn cũng đặc biệt hơn. Bà bầu thường ăn thực phẩm cholesterol nhiều chất béo hơn so với bình thường sẽ là nguy cơ làm tăng lượng mỡ thừa tích tụ trong máu. Đây là nguyên nhân gây nên bệnh máu nhiễm mỡ ở bà bầu.

Ít vận động gây nên tình trạng máu nhiễm mỡ ở phụ nữ mang thai: Trong quá trình mang thai, bà bầu phải rất cẩn trọng trong việc đi lại, và đặc biệt là vận động mạnh. Tuy nhiên bà bầu nếu không tập thể dục rèn luyện cơ thể đều đặn bằng những bài tập an toàn sẽ tạo điều kiện cho bệnh máu nhiễm mỡ phát triển. Vì vậy các bà bầu cố gắng vận động tập luyện mới có thể đốt cháy lượng mỡ thừa trong máu.

máu nhiễm mỡ ở bà bầu

Bà bầu tập thể dục tránh bệnh máu nhiễm mỡ

Stress, mệt mỏi cũng là nguyên nhân gây máu nhiễm mỡ khi mang thai: Hầu hết trong lúc mang thai các chị em thường xuyên cảm thấy lo lắng, mệt mỏi. Thường có cảm giác stress trong quá trình nuôi dưỡng thai nhi. Hay căng thẳng làm chị em không có chế độ nghỉ ngơi tập luyện hợp lý. Đây là quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể bị rối loạn, lâu dần gây nên bệnh máu nhiễm mỡ.

2. Máu nhiễm mỡ ở bà bầu có triệu chứng như thế nào?

Thông thường khi tăng nồng độ cholesterol trong máu sẽ  không gây ra triệu chứng nên cách duy nhất để phát hiện là phải thực hiện các xét nghiệm máu. Vì vậy mẹ bầu  bị máu nhiễm mỡ khi mang thai nếu xét nghiệm cho ra kết quả nồng độ cholesterol máu vượt mức 200 mg/dL thì các mẹ cũng không nên quá lo lắng, vì ngoài ra còn căn cứ vào các thành phần cholesterol khác để kết luận nữa.

Để kiểm soát tốt mỡ máu cần khuyến thích thai phụ làm xét nghiệm thường xuyên khi mang thai là rất cần thiết. Trường hợp nếu như bạn đang có HDL cao và LDL ở mức bình thường thì đừng lo lắng cơ thể bạn đã có cholesterol tốt bảo vệ.

Bên cạnh đó, nếu các chỉ số này tăng quá cao thì tỷ lệ  đứa trẻ sau sinh có nguy cơ mắc bệnh máu nhiễm mỡ cao, và thai phụ còn gặp phải một số biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

3. Biện pháp phòng và và điều trị máu nhiễm mỡ khi mang thai

Máu nhiễm mỡ khi mang thai có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nguy hiểm ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi. Để tránh điều đó, bà bầu cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt của mình bằng việc áp dụng các lời khuyên đơn giản sau đây:

Lựa chọn chế độ ăn uống khoa học, hợp lý:

Mẹ nên bổ sung thực phẩm có nhiều chất xơ, vitamin từ rau củ quả. Cần sử dụng dầu thực vật ( dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu oliu,…) thay cho mỡ động vật (trừ mỡ cá);

Khi ăn thịt nên chọn thịt nạc, không lẫn mỡ, lẫn gân, cũng không nên ăn quá 255g thịt đỏ như thịt trâu, bò, cừu… mỗi tuần vì chúng có nhiều cholesterol. Nên ăn nhiều cá vì cá rất tuyệt vời với hàm lượng cao omega – 3 giúp bảo vệ tim mạch.

Mỗi ngày nên uống đủ nước trong ngày, 2 – 2.5lít.

máu nhiễm mỡ ở bà bầu

Mẹ bầu nên uống nhiều nước

Thường xuyên bổ sung thực phẩm có nhiều tác dụng giảm mỡ máu như: , nấm hương, mộc nhĩ, hành tây, trà, dâu ngô, chế phẩm đậu sữa,….

Ngoài những thực phẩm cần được bổ sung, thai phụ cũng chú ý:

Hạn chế thực phẩm mỡ động vật, phủ tạng động vật, thịt bò, thịt chó, thịt dê,…vì  có nhiều cholesterol cao.

Hạn chế những món ăn nhiều dầu mỡ, hàm lượng cholesterol cao, các loại thực phẩm chứa nhiều đồ ngọt: Mứt, chè, bánh kẹo,…

Bên cạnh đó phụ nữ có thai cần phải tiến hành khám thai định kỳ để phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời. Nếu trường hợp dùng thuốc phải theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Qua bài viết này đã bổ sung cho các bà bầu bị máu nhiễm mỡ khi mang thai nhiều kiến thức. Hy vọng, các bà bầu cần giữ cho mình một lối sống khỏe mạnh, đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh và nói không với tình trạng cholesterol máu cao khi mang thai để chào đón con yêu nhé!

Xem thêm: Phòng bệnh mỡ máu cao tại đây

Tin tức liên quan

CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM SUNKUN

   VP: Tầng 2 số 121 Cù Chính Lan, TP Đà Nẵng

   Tư vấn viên: 0977.614.537 ( Ms. Hậu)

   sunkun.vn@gmail.com