MÁU NHIỄM MỠ CẤP ĐỘ 2

Máu nhiễm mỡ gồm 3 giai đoạn từ 1-3, trong đó nếu như giai đoạn đầu thường triệu chứng mơ hồ, khó phát hiện thì giai đoạn 2 máu nhiễm mỡ có triệu chứng rất rõ ràng và tiến triển nặng. Vậy hãy cùng tìm hiểu bệnh này ở giai đoạn cấp độ 2 như thế nào qua bài viết này nhé!

máu nhiễm mỡ cấp độ 2

Bệnh máu nhiễm mỡ cấp độ 2

Bệnh mỡ máu cao có chữa khỏi được không?

Những nguyên nhân dẫn đến mỡ máu cao?

1. Máu nhiễm mỡ ở cấp độ 2 là gì?

Máu nhiễm mỡ là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu đang rất phổ biến hiện nay. Tình trạng bệnh này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Và được chia thành 3 cấp độ: giai đoạn đầu, giai đoạn 2 phát triển và giai đoạn 3 nghiêm trọng. Vì vậy, giai đoạn 2 là giai đoạn phát triển nên chúng ta cần có nhiều kiến thức để đối phó với ngăn ngừa sự phát triển của nó.

Hầu như giai đoạn này người bệnh sẽ gặp những triệu chứng như: đau đầu, chóng mặt, cân nặng tăng nhanh chóng dễ gây béo phì…nếu chúng ta không điều trị kiệp thời sẽ chuyển sang giai đoạn 3 rất nghiêm trọng và khó chữa trị.

2. Nguyên nhân máu nhiễm mỡ dẫn đến giai đoạn 2 phát triển

  • Do chế độ ăn uống chưa khoa học: Ăn nhiều thực phẩm chất béo bão hòa, mỡ động vất và chết béo từ các thực phẩm như đồ ngọt, đồ ăn nhanh làm tăng cholesterol gây ra máu nhiễm mỡ
  • Thói quen lười vận động: Theo các nguyên cứu cho thấy những người thường tập thể dục sẽ giúp cơ thể tăng lượng cholesterol tốt giảm máu nhiễm mỡ. Vì vậy người lười vận động nguy cơ máu nhiễm mỡ cao hơn người vận động thường xuyên.
  • Di truyền: nếu trong gia đình có người bị nhiễm mỡ máu cao thì có thể ảnh hưởng đến thế hệ sau rất cao.

Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh: tuổi tác, béo phì, người mắc bệnh tiểu đường,...

3. Máu nhiễm mỡ cấp độ 2 có nguy hiểm không?

Theo phân tích, mặc dù máu nhiễm mỡ cấp độ 2 là giai đoạn trung bình, nhưng đây lại thể hiện rõ các triệu chứng của bệnh và giai đoạn dễ nặng hơn nếu không được kiểm soát tốt. Sau đây là các biến chứng của bệnh ở cấp độ 2:

-  Bệnh tim mạch: mỡ máu cao khiến rối loạn các chuyển hóa trong cơ thể làm động mạch bị xơ vữa. Nó có thể tăng nguy cơ mắt bệnh tim, gây ra các triệu chứng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim khi cơ tim không được cung cấp đủ oxy để hoạt động.

máu nhiễm mỡ cấp độ 2

Bệnh tim mạch

- Đột quỵ não:  Khi lượng máu cung cấp cho não bị giảm do nhiễm máu mỡ, làm các động mạch nhỏ bị thu hẹp hoặc những động mạch máu não lớn hơn ở cổ bị tắc nghẽn. Đặc biệt còn làm tăng nguy cơ dẫn đến những cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua hoặc gây đột quỵ.

- Chân tay tê bì hoặc đau nhức: do tình trạng mỡ máu cao chúng tạo nên các mảng bám thành động mạch làm thu hẹp các động mạch cung cấp máu cho chân, tay.

- Bệnh gan: Máu nhiễm mỡ làm tăng nguy cơ bị bệnh gan gan nhiễm mỡ. Bên cạnh đó còn gây các bệnh xơ gan, ung thư gan...

4. Các biện pháp điều trị nhiễm máu mỡ cấp độ 2 như thế nào?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, để ngăn chặn sự phát triển của bệnh nhiễm máu mỡ ở cấp độ 2 người bệnh:

máu nhiễm mỡ cấp độ 2

Các biện pháp điều trị máu nhiễm mỡ cấp độ 2

  • Không nên sử dụng các chất béo từ mỡ, nội tạng động vật
  •  Hạn chế những thực phẩm chiên rán, chế biến sẵn … vì trong chúng chứa nhiều hàm lượng cholesterol xấu.
  •  Trách sử dụng các loại đồ uống có gas, nước ngọt, rượu bia, thuốc lá… đây là những thứ không tốt cho người bị máu nhiễm mỡ, cần được loại bỏ.
  • Thường xuyên tập thể dục, chơi thể thao....mỗi ngày cần luyện tập khoảng 30 phút và 5 ngày/ tuần để giảm mỡ máu hiệu quả nhé.

Bên cạnh cần có một chế độ kiêng hợp lí . Khi người bệnh bị thừa cân, béo phì thì nên có chế độ ăn, luyện tập để giảm cân. Không nên thức quá khuya hoặc căng thẳng...để giúp tăng cường sức khỏe, đốt cháy mỡ thừa hiệu quả. Chúc mọi người có kiến thức và thành công trong việc chữa bệnh máu nhiễm mỡ nhé!

TÌM HIỂU THÊM: Siro tỏi đen CHOSUN giảm mỡ máu hiệu quả như thế nào?

Tin tức liên quan

CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM SUNKUN

   VP: Tầng 2 số 121 Cù Chính Lan, TP Đà Nẵng

   Tư vấn viên: 0977.614.537 ( Ms. Hậu)

   sunkun.vn@gmail.com