Hiện nay, có rất nhiều bệnh nhân rất hoang mang không hiểu LDL cholesterol là gì? Thông thường trong các phiếu kết quả xét nghiệm sinh hóa, ngoài chỉ số Cholesterol toàn phần, còn có sự xuất hiện của các chỉ số khác như LDL, HDL. Vậy hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây để biết được chỉ số LDL là gì? Có giá trị bao nhiêu là cao? Và những việc cần làm nếu chỉ số LDL CHOLESTEROL cao.
Chỉ số LDL cholesterol cao
Triglyceride là gì? Chỉ số mỡ máu triglyceride cao nên làm gì?
LDL là một loại lipoprotein chứa cholesterol trong máu. LDL có khả năng khiến cholesterol dư thừa xâm nhập đưa vào màng của thành mạch máu, gây tình trạng xơ cứng động mạch (xơ vữa động mạch) là nguyên nhân dẫn đến bệnh tim hay đột quỵ. Vì vậy, LDL cholesterol (LDL-C) còn được gọi là cholesterol “xấu”. Ngoài ra LDL là thành phần chính của nhiều hormone và tất cả màng tế bào, cho phép các tế bào giao tiếp với nhau.
Theo các chuyên gia nghiên cứu có rất nhiều nguyên nhân khiến chỉ số LDL cholesterol cao. Các nguyên nhân chính dưới đây là:
Xem thêm: Bệnh mỡ máu cao nên kiêng gì?
LDL là “cholesterol xấu”, do đó giá trị của LDL trên kết quả xét nghiệm sinh hóa máu càng cao sẽ ảnh hưởng nguy hiểm đến người bệnh.
Nếu ở người trưởng thành khỏe mạnh, giá trị tối ưu của LDL sẽ ở mức < 100 mg/dL, và có thể ở mức 100 - 129 mg/dL vẫn là bình thường (nhưng trường hợp người có sẵn bệnh lý tim mạch hoặc có yếu tố nguy cơ về bệnh lý tim mạch thì cần giữ ở giá trị dưới 100 mg/dL).
Giá trị của LDL cao
Bên cạnh đó nếu kết quả trong khoảng 130 - 159 mg/dL là ở giới hạn cao, 160 - 189 mg/dL là ở mức cao và từ 190 mg/dL trở lên là rất cao.
Đặc biệt ở trẻ em, giá trị bình thường thấp hơn so với người lớn. Thông thường từ 130 mg/dL trở lên là mức cao.
Xem thêm: Máu nhiễm mỡ ở cấp độ 2
Để có thể kiểm soát LDL cholesterol cao và duy trì giá trị LDL tối ưu không phải điều dễ dàng, nó đòi hỏi sự kiên trì thực hiện lối sống lành mạnh, chế độ ăn lành mạnh và tập luyện hợp lý. Theo các nguyên cứu cholesterol sẽ tăng dần theo tuổi tác, vì vậy, chúng ta càng bắt đầu cuộc sống lành mạnh sớm bao nhiêu thì kết quả càng tốt bấy nhiêu. Những biện pháp cụ thể bao gồm:
Ăn đồ ăn chứa ít chất béo bão hòa, chọn chất béo không bão hòa thay vì chất béo bão hòa, ít cholesterol, ít đường. Nó có trong các thực phẩm như dầu ô liu, canola, bơ, hạnh nhân, quả hồ đào và quả óc chó.
Hạn chế sử dụng lượng cholesterol bao gồm thịt nội tạng, lòng đỏ trứng và các sản phẩm sữa...Có một chế độ ăn khoa học ít muối, ăn nhiều loại trái cây, rau và ngũ cốc.
Ăn nhiều trái cây và rau để tăng chất xơ và đặc biệt cá rất có lợi cho tim. Tránh xa các thức uống có cồn như rượu, bia ...Có một chế độ luyện tập đều đặn, hợp lý mỗi ngày.
Các loại hoa quả giảm LDL cao
Ngoài ra nếu bản thân có chỉ số LDL vượt giới hạn, người bệnh có tiền sử bệnh lý tim mạch hoặc có yếu tố nguy cơ. Vậy thì chúng ta nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn, điều trị kịp thời.
Hi vọng bài viết này sẽ cho mọi người hiểu rõ hơn về LDL cholesterol trong máu và có thật nhiều kiến thức để phòng và điều trị bệnh hiệu quả. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết chúc các bạn luôn khỏe mạnh!
Xem thêm: Cách phòng và chữa bệnh mỡ máu cao
CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM SUNKUN
VP: Tầng 2 số 121 Cù Chính Lan, TP Đà Nẵng
Tư vấn viên: 0977.614.537 ( Ms. Hậu)