Lao là một căn bệnh nguy hiểm nhưng khả năng lây nhiễm và phát tán thành dịch không cao. Bởi các vi khuẩn gây nên bệnh lao có cấu trúc khá phức tạp. Cũng chính vì điều này khiến cho việc điều trị bệnh gặp khó khăn hơn. Vì vậy cần có phác đồ điều trị bệnh lao một cách hiệu quả. Hãy cùng Sunkun tìm hiểu về căn bệnh này nhé!
> Khi cảm thấy ốm yêu nên ăn tám loại thực phẩm này
> Những cách tăng hệ miễn dịch hiệu quả ai cũng làm được
Bệnh lao là một căn bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis gây ra. Tuy là bệnh nguy hiểm nhưng khả năng mắc phải không cao. Vi khuẩn lao có cấu tạo khá phức tạp, nên nó có khả năng kháng lại một số thuốc thông thường. Điều này làm cho việc điều trị bệnh lao gặp khó khăn. Với những người có hệ miễn dịch kém thì khả năng mắc bệnh lao sẽ cao hơn.
Vi khuẩn gây nên bệnh lao
- Ho khan kéo dài khoảng vài ba tuần hoặc lâu hơn
- Có hiện tượng ho ra máu
- Khi hít thở hoặc ho có hiện tượng đau tức ngực
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Người mệt mỏi
- Có hiện tượng sốt
- Đổ mồ hôi vào ban đêm
- Người ớn lạnh
- Miệng chán không muốn ăn
Ngoài ra bệnh lao còn làm ảnh hưởng đến một số bộ phận khác như thận, cột sống, phổi,... Như bệnh lao ảnh hưởng đến thận gây ra hiện tượng đái ra máu. Bệnh lao ảnh hưởng đến cột sống gây ra bệnh đau lưng,...
3. Một số nguy cơ có thể mắc bệnh lao.
Bất cứ ai cũng đều có khả năng bị mắc bệnh đao. Nhưng với một số đối tượng có các yếu tố sau thì khả năng bị mắc bệnh lao sẽ cao hơn. Đó là :
- Những người có hệ miễn dịch kém
Những người có hệ miễn dịch cao thì khả năng mắc bệnh lao thấp hơn so với những người bị suy giảm. Một số bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch như: ung thư, hiv/aids, bệnh tiểu đường,...
- Những người đi du lịch hoặc sinh sống trong khu vực có tỉ lệ bị lao cao như châu phi, trung quốc, ấn độ, nga.
- Sử dụng các chất gây nghiện: Sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao
- Công tác chăm sóc sức khỏe: Những người thường xuyên tiếp xúc với người bệnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh lao cao. Vì thế cần đeo khẩu trang và vệ sinh sạch sẽ sau khi tiếp xúc
> Tầm quan trọng của sức đề kháng đối với sức khỏe con người
Xét nghiệm và chẩn đoán bệnh lao
Những người nghi mắc bệnh lao cần được đánh giá:
- Tiền sử gia đình
- Khám lâm sàng
- Kiểm tra và làm các xét nghiệm
- Chẩn đoán hình ảnh
- Làm các xét nghiệm liên quan
Biện pháp này được thực hiện bằng cách nhỏ một lượng dung dịch lên da dưới cánh tay. Sau 48-72 giờ bệnh nhân cần quay lại gặp bác sĩ để xem phản ứng dưới cánh tay. Khi đó bác sĩ sẽ kiểm tra vùng cứng có sưng tấy hay không và đo kích thước vùng cứng.
Kết quả xét nghiệm lao còn phụ thuộc vào sưng tấy và kích thước vùng cứng.
- Nếu kết quả âm tính: là người bệnh không có phản ứng với thuốc bà không có khả năng mắc bệnh lao.
- Kết quả dương tính: Cho thấy bệnh nhân đã mắc bệnh lao.
Làm xét nghiệm máu để đo phản ứng của vi khuẩn lao với hệ miễn dịch.
- Dương tính: Bệnh nhân đã bị mắc bệnh lao
- Âm tính: Bệnh nhân không mắc bệnh lao
Sau khi có kết quả xét nghiệm qua da là dương tính thì sẽ đi chụp X-Quang phổi hoặc chụp CT. Kết quả sẽ cho thấy trong phổi có những đốm trắng. Chụp CT sẽ cung cấp hình ảnh rõ nét hơn.
Sau khi chụp X- Quang ta thấy được dấu hiệu của bệnh lao, tiến hành lấy mẫu đàm. Dùng mẫu bệnh phẩm này để xét nghiệm lao
Việc lấy mẫu đàm giúp ta có thể xác định được các chủng lao kháng thuốc. Từ đó ta sẽ chọn loại thuốc điều trị bệnh tốt nhất. Thông thường làm các xét nghiệm này mất từ 4-8 tuần
Phác đồ điều trị bệnh lao trong khoảng từ 6 đến 9 tháng. Giai đoạn đầu tiên điều trị trong 2 tháng. Sau đó điều trị tiếp từ 4 đến 7 tháng.
Phác đồ điều trị kết hợp 4 loại thuốc với nhau: isoniazid, rifampin, pyrazinamide, và ethambutol trong 2 tháng. Khi đã biết vi khuẩn lao đã nhạy với thuốc, thì có thể ngưng sử dụng ethambutol,
Sau đó là phác đồ 2 loại thuốc isoniazid và rifampicin trong 4 tháng được đưa vào tiếp. Điều quan trọng nhất trong việc điều trị là bệnh nhân dùng hết thuốc và theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Và nếu bệnh nhân dùng thuốc không đúng cách thì vi khuẩn lao còn hoạt động sẽ kháng những loại thuốc này. Khi vi khuẩn kháng thuốc bệnh sẽ khó điều trị hơn và tốn kém hơn.
Khi tiếp xúc với người mắc bệnh lao thì khả năng lây nhiễm bệnh cao. Vì thế sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh lao cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và làm các xét nghiệm cần thiết.
Những người mắc bệnh lao cần thực hiện các việc sau để tránh lây lan sang cộng đồng:
- Khi ho, hắt hơi cần che miệng lại
- Khi mắc bệnh cần cách ly với mọi người xung quanh
Bạn hãy nhớ rằng, bệnh lao lây lan qua đường không khí. Vì thế khi đã mắc bệnh lao cần tuyệt đối cách ly với bên ngoài. Để tránh lây lan sang mọi người xung quanh. Và tuyệt đối nghe theo phác đồ điều trị bệnh lao của bác sĩ để đạt kết quả cao nhất.
TÌM HIỂU THÊM: MẸO TRỊ HO KHAN KÉO DÀI HIỆU QUẢ
CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM SUNKUN
VP: Tầng 2 số 121 Cù Chính Lan, TP Đà Nẵng
Tư vấn viên: 0977.614.537 ( Ms. Hậu)