CẨM NANG BỆNH DẠ DÀY

Đau dạ dày là bệnh không từ một ai, bất kể giới tính hay độ tuổi nào. Để có sức khoẻ tốt và không mắc bệnh về dạ dày thì hãy đọc cẩm nang bệnh dạ dày rất ngắn ngọn vfa chi tiết dưới đây nhé.

I. MẸO XỬ LÍ ĐAU DẠ DÀY TẠI NHÀ HIỆU QUẢ

Khi bạn gặp phải  triệu chứng như :

- Vị trí: đau ở vùng thượng vị (trên rốn).

- Đau bụng kèm theo ợ chua: thường xuất hiện sau khi ăn no hoặc tiêu thụ các loại thực phẩm không “thân thiện” với dạ dày.

- Nôn hoặc buồn nôn; trướng bụng, đầy hơi.

==> Thì không nên uống thuốc giảm đau mà hãy bình tỉnh xử lý những mẹo đơn giản sau đây:

1. Uống nước ấm

Pha một chút muối với 1 ly nước ấm rồi uống từng ngụm nhỏ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều.

2. Uống nước cơm

Nước cơm có thể làm giảm đau dạ dày bằng cách tạo một hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của các axit dạ dày. Trong trường hợp cơn đau dạ dày xuất hiện do đói thì cách này vô cùng hiệu quả.

3. Ăn bánh mì

Những cơn đau dạ dày, nhất là lúc đói có thể xua tan nhanh chóng khi bạn ăn một vài lát bánh mì, vừa kiềm dịch vị dạ dày giảm làm tổn thương thêm vết loét, vừa xoa dịu giảm cơn đau. Bạn cũng có thể sử dụng bánh mì trong bữa sáng và bữa phụ trước khi ngủ để giảm triệu chứng bệnh.

4. Chườm nóng

Bạn có thể rang một nắm muối cho nóng, bọc vào miếng vải sạch rồi chườm lên bụng. Hoặc đơn giản hơn, bạn nhúng chiếc khăn sạch vào nước nóng, vắt khô rồi chườm lên bụng. Cách này có tác dụng giảm đau rất tốt.

II. NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN BỆNH DẠ DÀY.

Cẩm nang bệnh dạ dày

Nguyên nhân dẫn đến dạ dày

1. Vi khuẩn

Trong số các loại vi khuẩn gây bệnh, vi khuẩn H.pylori (gọi tắt là Hp) là vi khuẩn duy nhất sinh sống tốt trong dạ dày người.

Những người đau dạ dày do vi khuẩn Hp có thể biến chứng thành Loét dạ dày tá tràng (6% số người có vi khuẩn Hp) và Ung thư dạ dày (khoảng 1% số ca có Hp). Nhiễm vi khuẩn Hp cũng làm tăng nguy cơ bị Ung thư dạ dày lên đến 6 lần so với những người không nhiễm vi khuẩn Hp.

2. Thói quen ăn uống và sinh hoạt hằng ngày như

- Ăn quá nhanh

- Ăn không đúng bữa

- Ăn quá no trước khi đi ngủ

- Ăn vặt

- Stress, trầm cảm

- Uống bia rượu quá nhiều

- Hút thuốc lá 

III. NHỮNG NHÓM BỆNH DẠ DÀY NGUY HIỂM.

Cẩm nang bệnh dạ dày

Nhóm bệnh dạ dày

1. Đau dạ dày.

Đây là căn bệnh phổ biến nhất trong tất cả các căn bệnh dạ dày. Toàn thế giới có khoảng 65% dân số đang mắc phải căn bệnh này. Nhất là những người có chế độ ăn uống không hợp lý, thường xuyên bận rộn, tiếp xúc nhiều với các hóa chất độc hại, bia, rượu,...

Triệu chứng thường thấy ở người bị đau dạ dày

- Ợ hơi, ợ chua, buồn nôn

- Ăn không ngon, khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng

- Đau tức thượng vị, đau dai dẳng không dứt khi đói và sau khi ăn no

Bệnh đau dạ dày gây ra các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày.

2. Viêm loét dạ dày, tá tràng.

Căn bệnh này khá phổ biến và thường gặp ở những người có tiền sử đau dạ dày. Loét dạ dày, tá tràng biểu hiện qua các triệu chứng hoại tử niêm mạc với mức độ tổn thương rất lớn. Viêm loét dạ dày chính là hiện tượng niêm mạc bị tổn thương, loét sâu do acid và pepsin kích thích gây nên.

Người mắc viêm loét dạ dày tá tràng thường vô cùng đau đớn, khó chịu, đau từng cơn đột ngột, đầy hơi, đau tức thượng vị, ợ chua, nóng rát, người chán ăn, da dẻ xanh xao, thường xuyên buồn nôn,... Các triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với bệnh đau dạ dày nên cần thăm khám bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp.

3. Trào ngược dạ dày, thực quản.

Căn bệnh này khá phổ biến ở vùng nông thôn do đời sống ở đây chưa cao. Đây là hiện tượng thức ăn, dịch vị có trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản và gây những triệu chứng khó chịu.

Người mắc bệnh này thường có biểu hiện tức ngực, buồn nôn, ợ chua, nóng rát thực quản,... Tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng nó gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe và tinh thần của chính người bệnh.

4. Xuất huyết dạ dày.

Là biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày sau thời gian dài không được điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách. Xuất huyết dạ dày rất nguy hiểm đến tính mạng người bệnh do mất máu quá nhiều.

Bệnh nhân thường có những cơn đau dữ dội vùng thượng vị, toát mồ hôi, trướng bụng, nôn mửa, đại tiện có máu,...Khi gặp những tình trạng trên nên nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

5. Nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày.

Vi khuẩn Hp thường gặp ở lớp màng nhầy của dạ dày, tá tràng và có thể yên vị tại đó. Tuy nhiên nếu độ pH trong dạ dày mất ổn định hay sức đề kháng yếu thì chúng sẽ dễ dàng phá vỡ lớp nhầy và tấn công niêm mạc gây các tổn thương dạ dày.

Để phát hiện vi khuẩn Hp bệnh nhân cần xét nghiệm dạ dày để có kết quả kiểm tra chính xác nhất. Theo nghiên cứu, có khoảng 10 người nhiễm Hp thì 3 trong số đó biến chứng sang ung thư dạ dày.

6. Ung thư dạ dày.

Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất trong tất cả các bệnh về dạ dày. Nếu không phát hiện và ngăn chặn kịp thời thì ung thư dạ dày có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Bạn nên nhanh chân khám bác sĩ nếu gặp các tình trạng sau: bụng luôn căng cứng, ăn uống không tiêu, có triệu chứng u trước ngực, người sụt cân nhanh chóng không rõ nguyên nhâ, đường tiêu hóa không tốt,...

IV. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH DẠ DÀY.

Cẩm nang bệnh dạ dày

Đau dạ dày nên ăn gì?

1. Đau dạ dày không nên ăn.

- Thực phẩm có độ axit cao như: trái cây chua (chanh, cam, quýt), thực phẩm chua( dấm, mẻ), các loại nước ngọt, nước trái cây có ga…

- Thực phẩm tạo hơi trong dạ dày như: giá đỗ, dưa cà muối, hẹ, hành, cần tây...

- Thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày như: rượu, bia, ớt, tỏi, cà phê, chè đặc...

- Thức ăn làm tăng tiết acid như: nước sốt thịt - cá đậm đặc, lạp xưởng, xúc xích, món rán...

- Thức ăn cứng, dai, gây cọ xát và hư hại niêm mạc dạ dày như: thịt nhiều gân, sụn, rau xơ già, củ - quả sống...

2. Đau dạ dày nên ăn.

- Thực phẩm bảo vệ niêm mạc dạ dày như:  trứng, các sản phẩm từ sữa (trừ sữa chua), bánh ngọt, mật ong, chè nóng... làm đệm cho niêm mạc dạ dày, giảm kích thích.

- Thực phẩm giúp lành vết loét như: tôm, cá, bắp cải. Tôm, cá rất giàu canxi, protein và đặc biệt chứa nhiều kẽm – các chất cần thiết để lành vết loét. Bắp cải có vitamin U giúp nhanh chóng lành vết loét.

- Thức ăn giảm tiết acid như: cơm, xôi, bánh mỳ, bánh chưng, cháo, khoai luộc, thịt – cá hấp, luộc, om...tránh kích thích dạ dày tiết acid.

- Người đau dạ dày mạn tính thường thiếu vitamin, các khoáng chất do khả năng tiêu hóa và hấp thu kém, cần bổ sung thêm các loại vitamin A, B, D, K, acid folic, canxi, sắt, kẽm, magiê có nhiều trong ngũ cốc, hoa quả , rau củ màu đỏ, xanh đậm.

3. Ăn đúng cách cho người đau dạ dày.

- Đồ ăn thái nhỏ, nấu chín kỹ, mềm làm giảm áp lực hoạt động cho chức năng tiêu hóa ở dạ dày. Luộc, hấp, om thức ăn giúp người đau dạu dày dễ tiêu hóa, hấp thu hơn các món xào, rán.

- Ăn chậm nhai kỹ để gia tăng sự bài tiết của nước bọt giúp trung hòa tính axít trong dạ dày. Tránh ăn một lần quá no khiến dạ dày căng cứng, tiết nhiều acid. Chia các bữa ăn làm nhiều lần trong ngày giúp dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa acid

- Không ăn thức ăn khô, không nên ăn cơm chan canh  để tránh nhai không kỹ, làm tăng gánh nặng cho dạ dày.

- Dùng thức ăn ấm trong khoảng 40-50 độ C giúp dễ tiêu hóa, hấp thu. Đồ ăn lạnh hoặc quá nóng làm dạ dày co bóp mạnh hơn.

- Sau ăn không nên lao động, chạy nhảy ngay.

Chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với pháp đồ trị đau dạ dày hiệu quả chẳng những giúp người bị viêm loét dạ dày - tá tràng mau chóng khỏi bệnh mà còn ngăn ngừa tái phát một cách lâu dài

V. CÁCH PHÒNG TRÁNH ĐAU DẠ DÀY.

- Chế độ ăn uống hợp lí, khoa học.

- Chia nhỏ các bữa ăn.

- Tránh các thực phẩm gây kích ứng, đặc biệt là những loại thực phẩm cay, chua, chiên hoặc béo.

- Hạn chế uống rượu bia, cà phê, trà đặc.

- Sau khi ăn không nên làm việc ngay hoặc không nên chạy nhảy, tập thể dục ngay mà cần ngồi thoải mái để thức ăn được nhào trộn kỹ ở dạ dày trước khi xuống ruột non.

- Tránh các thuốc có thể gây ra viêm niêm mạc hang vị dạ dày.

- Giảm căng thẳng bằng cách tập yoga hoặc thiền.

- Tập thể dục thể thao thường xuyên mỗi ngày khoảng 30 phút.

VI. CÁC BÀI THUỐC DÂN GIAN TRỊ DẠ DÀY DỄ LÀM.

1. Nghệ vàng

Nghệ vàng có công dụng chống viêm và làm lành vết loét. Do đó, để làm giảm các cơn đau dạ dày co thắt, có thể giảm cơn đau dạ dày bằng bột nghệ và mật ong.

Nguyên liệu:

Chuẩn bị 50g củ nghệ tươi.

Thực hiện:

Củ nghệ tươi đem rửa sạch và bỏ vỏ. Đập dập nát củ nghệ và lấy nước pha với mật ong. Chia ra để uống nhiều lần trong ngày.

Hoặc tham khảo tỉ lệ pha 12g bột nghệ/6g mật ong. Trộn đều hỗn hợp và chia thành 3 phần. Sử dụng 1 phần trước mỗi bữa ăn.

Duy trì thực hiện trong vòng 2 – 4 tuần dạ dày sẽ bớt đau.

2. Lá mơ

Lá mơ cũng là một trong những cách chữa đau dạ dày tự nhiên và khá hữu ích. Cách sử dụng lá mơ cũng khá đơn giản và dễ áp dụng.

Nguyên liệu:

Chuẩn bị từ 20 – 30 gram lá mơ lông

Thực hiện:

Lá mơ lông đem rửa sạch. Đem giã nát và vắt lấy nước cốt. Uống mỗi ngày 1 lần để cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày

3. Chuối hột

Chuối hột là một loại dược liệu khá tốt để cải thiện những cơn đau dạ dày khó chịu.

Nguyên liệu:

Chuối hột khoảng 1 – 2 quả, chú ý là nên chọn những quả già.

Thực hiện:

Chuối hột rửa sạch rồi đem xắt thành từng lát mỏng và phơi khô. Nghiền nhỏ chuối hột thành bột, bảo quản trong lọ kín để sử dụng dần. Phần bột chuối hột này bạn có thể dùng mỗi lần 2 thìa bột chuối hột, pha với nước ấm và uống trước bữa ăn hàng ngày.

Có thể uống mỗi ngày khoảng 3 lần, liên tục trong 15 ngày.

4. Củ cải và ngó sen tươi

Củ cải và ngó sen tươi chứa nhiều tinh bột, có tác dụng làm dịu những cơn đau dạ dày mà không phải ai cũng biết. Đây là các nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm và cũng dễ sử dụng.

Nguyên liệu:

Củ cải và ngó sen tươi chuẩn bị một lượng bằng nhau.

Thực hiện:

Ngâm củ cải và ngó sen với nước muối khoảng 5 phút rồi rửa sạch. Đem giã nát các nguyên liệu và lọc lấy nước.

Uống mỗi ngày 2 lần và mỗi lần khoảng 50 g.

Các triệu chứng đau dạ dày sẽ được cải thiện đáng kể với phương pháp này.

5. Nước chanh

Chanh rất quen thuộc với các bà nội trợ. Mặc dù chanh chứa nhiều acid nitric nhưng một ít nước chanh lại có thể giúp những cơn đau dạ dày giảm bớt.

Nguyên liệu:

Chanh tươi 1 quả to.

Đường cát.

Nước ấm khoảng 400 ml.

Thực hiện:

Chanh tươi vắt lấy nước cốt, đổ nước ấm và cho khoảng 2 – 3 thìa đường cát vào cốc. Khuấy đều các hỗn hợp trên.

Có thể uống từ  2-3 cốc nước chanh mỗi ngày sau bữa ăn để làm dịu hẳn cơn đau dạ dày.

VII. TẠI SAO SẢN PHẨM AN TÂM DẠ CỦA SUNKUN HIỆU QUẢ TRONG VIỆC HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY?

Cẩm nang bệnh dạ dày

An Tâm Dạ

AN TÂM DẠ là sản phẩm hai trong một gồm tỏi đen cô đơn lên men 60 ngày và thảo dược hoàn toàn tự nhiên.

Trong tỏi đen có hoạt chất allicin được chứng minh làm khả năng kháng khuẩn của hệ miễn dịch cơ thể tăng lên, tốt cho hệ tiêu hóa trong việc chống lại các tác nhân gây bệnh. Nó kìm hãm sự sinh sôi của vi sinh vật gây bệnh, ức chế các tế bào tự do hình thành khối u.

Trong thảo dược gồm có tinh bột nghệ, bạch linh, mộc hương…điều là những dược liệu quý trong đông y  rất tốt cho dạ dày, bạn tham khảo cụ thể hơn ở đây: AN TÂM DẠ  nhé!

Để mua An Tâm Dạ bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0989.274.727. Chúng tôi luôn sẵn sàng để đón tiếp và tư vấn về sản phẩm, tỏi đen cũng như tư vấn sức khoẻ.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM SUNKUN

Tư vấn viên: 0989.274.727

Trụ sở: Tầng 2 số 121 Cù Chính Lan, TP Đà Nẵng

Email: sunkun.vn@gmail.com

 

Tin tức liên quan

CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM SUNKUN

   VP: Tầng 2 số 121 Cù Chính Lan, TP Đà Nẵng

   Tư vấn viên: 0977.614.537 ( Ms. Hậu)

   sunkun.vn@gmail.com