CÁCH PHÒNG NGỪA RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH?

Rối loạn tiền đình là bệnh đang ngày càng phổ biến và trẻ hóa. Bệnh không gây nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.

> Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

> Bệnh tiền đình

> Chế độ ăn uống cho người bệnh tiền đình

Cách phòng ngừa rối loạn tiền đình?

Mức độ rối loạn tiền đình có thể nhẹ, nặng hoặc diễn biến nghiêm trọng tùy vào thể trạng của từng người bệnh. Do đó, phòng ngừa bệnh là điều rất cần thiết.

1. Rối loạn tiền đình là gì?

Rối loạn tiền đình là căn bệnh hay gặp phải ở nữ nhiều hơn nam. Các triệu chứng bệnh dễ gây nhầm lẫn nên rất ít được chữa trị kịp thời.

Rối loạn tiền đình làm cho người bệnh thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, quay cuồng, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo…nhất là những khi thời tiết thay đổi.

Cách phòng ngừa rối loạn tiền đình?

2. Cách phòng bệnh rối loạn tiền đình.

- Để phòng bệnh, bạn cần thường xuyên tập thể dục thể thao. Đặc biệt là các bài tập vận động các vùng đầu và cổ gáy.

- Không ngồi liên tục quá lâu, nhất là khi ngồi trước máy tính, ti vi.

- Không nên thay đổi tư thế quá đột ngột.

- Hạn chế lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh.

- Uống đủ nước mỗi ngày, tập thói quen uống nước thường xuyên, tránh khát quá mới uống.

- Giảm thiểu căng thẳng, lo âu, không đọc sách báo khi ngồi ô tô. Nếu cảm thấy chóng mặt thì nên ngồi hoặc nằm xuống…

- Hạn chế các chất kích thích như: uống rượu, cà phê, thuốc lá.

Khi có những triệu chứng nghi ngờ bệnh lý rối loạn tiền đình, bạn nên đến các cơ sở y tế để được khám và xác định chính xác nguyên nhân. Từ đó có cách chữa trị thích hợp càng sớm càng tốt.

Cách phòng ngừa rối loạn tiền đình?

3. Cách xử trí khẩn cấp khi gặp chứng rối loạn tiền đình.

- Ngưng điều khiển các phương tiện có động cơ hoặc ngưng ngay những công việc nguy hiểm khi xuất hiện các triệu chứng bệnh.

- Người bệnh có thể dùng thuốc chống nôn, chống say tàu xe hay thuốc cắt cơn rối loạn.

- Loại bỏ ngay các dụng cụ để chứa chất nôn của bệnh nhân vì chúng có thể khiến người bệnh khó chịu và tiếp tục nôn.

- Cho người bệnh ngồi ở những nơi thoáng gió, thoáng khí. Chỗ ngồi cần phải chắc chắn, tránh di chuyển vì người bệnh rất dễ ngã gây chấn thương.

- Sau cơn rối loạn, bạn nên cho người bệnh dùng thêm ít nước đường hay khoáng chất.

- Khi cơn rối loạn nặng kéo dài, nhất là những trường hợp do nguyên nhân từ bệnh tai mũi họng hay não thì cần nhập viện gấp để được điều trị thích hợp hơn.

Tìm hiểu thêm:  Cách phòng bệnh tiền đình hiệu quả

Tin tức liên quan

CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM SUNKUN

   VP: Tầng 2 số 121 Cù Chính Lan, TP Đà Nẵng

   Tư vấn viên: 0977.614.537 ( Ms. Hậu)

   sunkun.vn@gmail.com