Sởi là một căn bệnh truyền nhiễm phổ biến ở Việt Nam. Mặc dù đã có vắc xin phòng bệnh nhưng bệnh này vẫn phổ biến rộng. Đặc biệt triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em thường diễn biến nhanh và khá phức tạp. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để phòng bệnh cho con em mình nhé.
> Tại sao tỏi đen tăng cường sức đề kháng
> Bệnh táo bón ở trẻ, mẹ nào cũng phải biết
Bệnh sởi ở trẻ em
Như chúng ta đã biết sởi là một trong những căn bệnh truyền nhiễm thường gặp ở Việt nam. Đặc trưng của bệnh này là hiện tượng phát ban dạng sần trên cơ thể trẻ. Bệnh lây lan qua đường hô hấp khi người bị bệnh hắt hơi, ho.
Trẻ sẽ dễ bị nhiễm bệnh khi ở các khu vực đông người như: nhà trẻ, trường học, … Khi bị lây nhiễm bệnh sởi sẽ phát triển thành dịch. Do hệ miễn dịch của trẻ kém nên khả năng bị lây nhiễm bệnh sởi rất cao.
Trước khi xuất hiện trẻ thường có một số các triệu chứng sau:
Trẻ có hiện tượng sốt cao trong khoảng từ 39-40 độ
Hắt hơi, sổ mũi, ho và ho khan kéo dài
Mắt có hiện tượng đỏ và chảy nhiều nước mắt
Xuất hiện phát ban
Khi trẻ bị bệnh sởi mà không được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ khiến trẻ gặp một số tình trạng sau:
Trẻ có hiện tượng sốt cao trong khoảng từ 39-40 độ
Trẻ thấy khó thở, thở nhanh
Cơ thể mệt mỏi, không muốn ăn.
Trẻ bị phát ban toàn thân cảm thấy khó chịu
Bệnh sởi thường phát triển vào mùa đông xuân. Đây là thời khắc giao mùa, khí hậu thuận lợi để các dịch bệnh bùng phát mạnh nhất.
Bệnh sởi ở trẻ diễn biến nhanh và nặng
Bệnh thường lây trực tiếp qua đường hô hấp khi tiếp xúc với người bệnh. Đặc biệt là những khu vực đông người như trường học, nhà trẻ, khu dân cư là các ổ dịch phát triển.
Những người có sức đề kháng kém thường dễ mắc bệnh những người bình thường. Nếu không được điều trị tốt sẽ gây ra những bệnh nguy hiểm như: viêm não, viêm phổi, viêm tai giữa,...thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Khi virus xâm nhập vào cơ thể là lúc hệ miễn dịch ở trẻ bị suy yếu. Vì thế nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng:
Bệnh tiêu chảy
Hiện tượng viêm loét giác mạc
Viêm tai giữa
Bệnh viêm não cấp tính: biểu hiện lơ mơ, hôn mê, buồn nôn, tiêu chảy và có hiện tượng co giật.
Khi cơ thể trẻ suy hiếm có thể bị mắc bệnh lao
Hiện nay chúng ta vẫn chưa tìm được loại thuốc để đặc trị bệnh này. Thực hiện các biện pháp nhằm hỗ trợ điều trị và giảm các triệu chứng của bệnh. Bạn có thể tham khảo một số cách chữa trị tại nhà như sau:
Nên dùng thuốc hạ sốt khi trẻ có hiện tượng sốt cao.
Khi trẻ bị bệnh nên cách ly với mọi người xung quanh
Vệ sinh thân thể sạch sẽ và vệ sinh môi trường sống
Chọn những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hoá của trẻ và chia thành nhiều bữa ăn nhỏ.
Bổ sung vitamin cho trẻ
Chế độ ăn: Với những trẻ đang bú mẹ thì vẫn cho bú bình thường và bổ sung thêm các chất cần thiết cho con. Cần chọn cho con những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hoá. Nấu kỹ thức ăn cho thật mềm và chia nhỏ thành nhiều bữa. Tốt nhất nên chế biến theo sở thích của con nhỏ. Không quá kiêng khem trong chế độ ăn để có thể bù lại các chất. Đối với các trẻ lớn cần được ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, uống nhiều nước.
Tìm hiểu thêm: Kháng sinh tự nhiên cho trẻ nhỏ
Nếu con bạn có một trong những hiện tượng sau thì cho con nhập viện ngay lập tức:
Sốt cao trên 40 độ
Khó thở, tim đập nhanh
Quấy khóc, cơ thể mất nhiều nước nhưng không chịu ăn uống
Phát ban toàn thân
Tiêm phòng là cách tốt nhất để phòng bệnh sởi cho trẻ em
Tiêm phòng là giải pháp tốt nhất trong điều trị và phòng ngừa bệnh sởi. Hiện nay vắc xin phòng bệnh sởi đã được đưa vào trong việc tiêm chủng mở rộng. Để phòng bệnh tốt nhất ba mẹ nên cho con tiêm đủ liều và đúng lịch tiêm. Cụ thể:
Mũi 1: Trẻ nên tiêm khi được 9 tháng tuổi
Mũi 2: Tiêm vắc xin sởi - rubella khi trẻ được 18 tháng tuổi
Bên cạnh đó khi trẻ bị bệnh cần được cách ly. Phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với bệnh nhân đã bị sởi hoặc những người đang nghi bị bệnh.
Cần giữ vệ sinh môi trường xung quanh luôn sạch sẽ. Luôn rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.
Trên đây là tổng hợp tất cả kiến thức về bệnh sởi ở trẻ em - nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách điều trị hiệu quả nhất. Các bậc phụ huynh nên lưu tâm để phòng tránh bệnh dịch cho con mình. Sunkun chúc các bé luôn ngoan ngoãn, khoẻ mạnh.
Xem thêm: [BỆNH THUỶ ĐẬU Ở TRẺ EM] cần kiêng ăn gì, cách chữa trị nhanh nhất và không để lại sẹo
CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM SUNKUN
VP: Tầng 2 số 121 Cù Chính Lan, TP Đà Nẵng
Tư vấn viên: 0977.614.537 ( Ms. Hậu)