CHẤT LƯỢNG TỎI ĐEN BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI NHỮNG YẾU TỐ NÀO?

Tỏi đen là một sản phẩm cực kỳ giá trị được xem như là "thần dược" chữa rất nhiều loại bệnh khác nhau. Và chính vì điều đó rất nhiều người sản xuất và chế biến theo nhiều cách thức khác nhau. Vậy đâu là yếu tố ảnh hưởng và quyết định đến chất lượng của tỏi đen?

chất lượng của tỏi đen

Những yếu tố ảnh hưởng và quyết định đến chất lượng của tỏi đen

Khi bạn biết được những yếu tố này chắc chắn bạn sẽ biết lựa chọn tỏi đen nào chất lượng để sử dụng hiệu quả.

> Tỏi đen cô đơn là gì ? 

> Quy trình làm tỏi đen tại nhà

1. Nguyên liệu đầu vào

- Hàm lượng tinh dầu của tỏi

- Hàm lượng Allinine của tỏi

- Hàm lượng các vitamin, khoáng chất, protein, carbonhydrate…..

Các thành phần dinh dưỡng và dược chất ban đầu của tỏi là nền tảng, là nguyên liệu để tổng hợp và chuyển hóa thành các dược chất quý trong tỏi đen. Yếu tố này phụ thuộc vào thổ nhưỡng, khí hậu, điều kiện chăm sóc, giống tỏi. Đơn vị nào làm chủ được từ khâu sản xuất đơn vị đó sẽ có điều kiện nâng cao chất lượng nguyên liệu, nếu không sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào người nông dân.

2. Nhiệt độ ủ

Nhiệt độ ủ càng thấp thời gian chuyển hóa càng chậm và càng triệt để. Nhiệt độ ủ luôn đi kèm với độ ẩm và thời gian. Nhiệt độ luôn tỷ lệ thuận với độ ẩm và tỷ lệ nghịch với thời gian.

Lý do: Các quá trình chuyển hóa chủ yếu dựa trên quá trình thủy phân và quá trình chuyển hóa Maillard để chuyển hóa các dược chất, acid amin, đường…. nếu nhiệt độ quá thấp không thể chuyển hóa, nhiệt độ quá cao thì các điều kiện sẽ tiến dần về điểm bắt đầu của chuyển hóa khử đường (Chuyển hóa caramen) khiến tỏi giảm ngọt, tăng vị đắng đồng thời PH giảm khiến tỏi chua nhiều hơn.

3. Độ ẩm

Độ ẩm vừa đủ để các chất thực hiện chu trình thủy phân và chuyển hóa Maillard, nếu độ ẩm quá lớn Maillard chậm, tỏi lâu đen, đường chuyển hóa chậm dẫn đến chuyển hóa các acid amin cũng chậm và không triệt để, ngoài ra nó còn làm tỏi ướt thấm màu đen ra vỏ khiến cho mất cảm quan sản phẩm.

Độ ẩm thấp sẽ khiến thủy phân chậm lại  hoặc dừng hẳn, điều kiện chuyển hóa Maillard tiến dần về điều kiện chuyển hóa khử đường (chuyển hóa Caramen) khiến cho tỏi không có các dược chất quý, đen nhanh, thậm chí là đắng….. hiện tượng này ta thường gặp khi ủ bằng nồi cơm điện hoặc các nồi ủ không có hệ thống điều khiển chính xác.

Điều  kiện độ ẩm liên quan chặt chẽ với nhiệt độ và thời gian. Độ ẩm tỷ lệ thuận với nhiệt độ và tỷ lệ nghịch với thời gian.

4. Thời gian ủ

Thời gian ủ tỏi đen

Đây là yếu tố do nhiệt độ và độ ẩm chi phối, nếu nhiệt độ cao, độ ẩm lớn thì thời gian ít và ngược lại. Thời gian ủ sẽ cho ta kết quả của sản phẩm cao hay thấp, ngon hay dở, đẹp hay xấu.

5. Trình độ trang thiết bị máy móc và con người vận hành:

Đây là yếu tố vô cùng quan trọng và quyết định  đến chất lượng đầu ra của sản phẩm. Những đơn vị đầu tư bài bản về công nghệ và đào tạo bài bản về con người sẽ cho ra sản phẩm xứng tầm với trình độ họ đang có. Hãy nhìn sự hiểu biết của đội ngũ nhân sự sẽ biết chất lượng thực của sản phẩm họ đang bán.

 

BẢNG SO SÁNH THÀNH PHẦN CÁC ACID AMIN TRONG TỎI TƯƠI VỚI TỎI ĐENVÀ CÔNG DỤNG CỦA NÓ

 

TT

Acid   amin

Tỏi thường

Tỏi đen

So sánh

(Tăng, giảm)

Công dụng

1

Tryptophan

66

580

879%

Tryptophan có hai chức năng quan trọng, một là được gan chuyển hóa thành niacin (vitamin B3), hai là cung cấp tiền chất của serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh giúp cơ thể điều hòa sự ngon miệng, giấc ngủ sâu và tâm trạng tốt.

2

Threonine

157

376

239%

Chức năng chính của threonine là hỗ trợ hình thành collagen và elastin – hai chất liên kết các tế bào trong cơ thể. Ngoài ra, nó rất tốt cho hoạt động gan, tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy cơ thể hấp thụ mạnh các dưỡng chất.

3

Isoleucine

217

404

186%

Loại acid này đóng vai trò sống còn trong quá trình phục hồi sức khỏe sau quãng thời gian luyện tập thể dục thể thao. Đồng thời nó giúp điều tiết lượng đường glucose trong máu, hỗ trợ quá trình hình thành hemoglobin và đông máu.

4

Leucine

308

737

239%

Leucine rất quan trọng trong quá trình điều chỉnh hàm lượng đường trong máu; nên sẽ tốt cho bệnh nhân mắc chứng “hyperglycemia”, hoặc những người mong muốn đốt cháy chất béo nhanh chóng. Hơn nữa, loại acid amin này còn có chức năng duy trì lượng hormone tăng trưởng để thúc đẩy quá trình phát triển mô cơ.

5

Lysine

273

549

210%

Nhiệm vụ quan trọng nhất của loại acid amin này là tăng khả năng hấp thụ canxi, giúp cho xương chắc khỏe, duy trì trạng thái cân bằng nitơ có trong cơ thể, do đó tránh được hiện tượng giãn cơ và mệt mỏi. Ngoài ra, lysine còn có tác dụng giúp cơ thể tạo ra chất kháng thể và điều tiết hormone truyền tải thông tin.

6

Methionine

76

116

153%

Methionine là acid amin chứa lưu huỳnh có tác dụng bảo vệ đặc hiệu tế bào gan, ngoài ra nó còn có tác dụng chống nhiễm độc. Methionine còn được coi như một yếu tố ngăn ngừa tế bào gan thoái hóa mỡ.

7

Cystine

65

318

489%

Có tác dụng kích thích sự chuyển hóa ở da, di chuyển Melanin từ lớp sừng. Cysteine còn đóng vai trò trong sự tạo ra Collagen làm cho da mềm mại và mịn màng hơn, giảm tiết bã nhờn, và chống sự tăng tiết bã nhờn nguyên nhân gây mụn trứng cá.

8

Phenyalanine

183

534

292%

Phenylalanine là một acid amin có chức năng bồi bổ cho não, tăng cường trí nhớ, tác động trực tiếp đến não bộ. Ngoài ra, nó giúp tạo ra vitamin D

nuôi dưỡng làn da.

9

Tyrosine

81

592

731%

Chịu trách nhiệm sản xuất chất dẫn truyền thần kinh trong não, giúp tăng khả năng xử lý của não bộ, giảm căng thẳng thần kinh. Thiếu chất này có thể dẫn đến bệnh Parkinson hoặc hiện tượng ngủ rũ, mệt mỏi, lo âu, trầm cảm và nhức đầu

10

Valine

291

1040

357%

Loại acid amin này chữa lành tế bào cơ và hình thành tế bào mới, đồng thời giúp cân bằng nitơ cần thiết. Ngoài ra, nó còn phân hủy đường glucose có trong cơ thể.

11

Arginine

634

1964

310%

Arginine là acid amin tham gia vào chu trình tạo ra urê ở gan (chức năng giải độc ammoniac của gan) nên có tác dụng điều hòa nồng độ ammoniac ở máu bị tăng trong một số bệnh gan, thúc đẩy quá trình tổng hợp protid ở cơ thể, trị các rối loạn chức năng gan.

12

Histidine

113

318

281%

Histidine giúp cơ thể phát triển và liên kết mô cơ bắp với nhau. Nó còn có tác dụng hình thành màng chắn myelin, một chất bảo vệ bao quanh dây thần kinh và giúp tạo ra dịch vị, kích thích tiêu hóa.

13

Alanine

132

722

547%

Giúp cơ thể chuyển hóa đường glucose thành năng lương và loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể.

14

Aspartic   acid

489

1560

319%

Nó giúp mỗi tế bào trong cơ thể làm việc, đóng vai trò trong sản xuất hormone và phát hành chức năng hệ thần kinh.

15

Glutamic   acid

805

2456

305%

Acid glutamic được chuyển hóa thành Glutamin, có chức năng như một chất dẫn truyền thần kinh. Acid này rất hữu ích trong chuyển hóa chất béo và đường, giúp vận chuyển kali qua màng não vào hệ thống thần kinh trung ương.

16

Glycine

200

563

282%

Glycin là acid amin tham gia vào sự tổng hợp protein của cơ thể, creatin, acid glycocholic, glutathion, acid uric, hem... Glycin cũng tham gia chuyển acid benzoic thành acid hipuric không độc.

17

Proline

100

318

318%

Giúp giữ cho làn da khỏe mạnh bằng cách hỗ trợ việc sản xuất collagen. Nó giúp duy trì và chữa lành các chấn thương ở sụn nên nó rất hữu ích trong điều trị viêm xương khớp.

18

Serine

190

477

251%

Cần thiết cho việc sản xuất collagen và các mô cơ

 Có nên sử dụng tỏi đen hằng ngày để phòng bệnh hay không ?

CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM SUNKUN

   VP: Tầng 2 số 121 Cù Chính Lan, TP Đà Nẵng

   Tư vấn viên: 0977.614.537 ( Ms. Hậu)

   sunkun.vn@gmail.com