BỆNH SUY THẬN DO BIẾN CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG

Ai cũng biết rằng những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường mang đến khủng khiếp ra sao? Hôm nay Sunkun sẽ cùng bạn tìm hiểu thật kĩ một trong các biến chứng đó là bệnh suy thận do biến chứng tiểu đường gây nên.

>Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?

bệnh suy thận do biến chứng tiểu đường

Bệnh suy thận do biến chứng tiểu đường

1. Bệnh suy thận và tiểu đường có mối liên hệ như thế nào?

Một khi cơ thể bạn không đáp ứng đủ lượng insulin hoặc không sử dụng chúng đúng cách thì lúc này bạn được chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường. Insulin đóng một vai trò rất quan trọng, bởi nó là hormone có nhiệm vụ kiểm soát lượng đường trong máu. Khi lượng đường trong máu cao đồng nghĩa sẽ có nguy cơ gây nên rất nhiều bệnh khác thị lực, thần kinh, mắt đặc biệt là  thận trong đó có suy thận…

Mỗi một cơ quan trong cơ thể đều có tầm ảnh hưởng và quan trọng rất lớn. Thận cũng vậy, nó thực hiện các nhiệm vụ như:

  • Giúp cân bằng lượng chất lỏng
  • Đào bỏ chất thải ra khỏi cơ thể
  • Giúp kiểm soát huyết áp
  • Giữ xương khỏe mạnh
  • Giúp tạo hồng cầu

Khi biết được hết thảy những chức năng của thận chúng ta mới thấy hết được tầm quan trọng của chúng đối với cơ thể. Thế nhưng, một khi cơ quan này chịu tổn thương tức là bị bệnh suy thận điều này đồng nghĩa là nó sẽ không hoàn thàn tốt được nhiệm vụ. Kết quả là ảnh hưởng nghiệm trọng đối với sức khỏe, mà một trong những nguyên nhân suy thận do biến chứng tiểu đường.

bệnh suy thận do biến chứng tiểu đường

Bệnh suy thận do biến chứng tiểu đường có mối quan hệ như thế nào?

2. Bệnh tiểu đường ảnh hưởng lên thận như thế nào?

Cách duy nhất giúp người bệnh tiểu đường chính là kiểm soát tốt lượng đường huyết của cơ thể. Nếu để mức đường huyết tăng lên cao có thể gây hại và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiểu bộ phận khác như mạch máu, mắt, tim, huyết áp nhất là thận… Nó ảnh hưởng đến thận cụ thể như sau:

Viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệm là một trong những bệnh từ suy thận do biến chứng tiểu đường. Nếu trong thời gian dài nước tiểu trong bàng quang có thể sẽ dẫn đến bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Mà nguyên nhân chính là do viêm khuẩn tạo ra. Trong nước tiểu có lượng đường cao ở người tiểu đường sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn trong nước tiểu phát triển nhanh hơn. Nếu không xử lý kịp thời tình trạng này sẽ có khả năng ảnh hưởng đến bàng quang rồi sang thận gây ra bệnh suy thận.

Mạch máu bên trong thận bị thu hẹp

Lượng đường huyết cao trong thời gian dài có thể làm cho các mạch máu trong thận bị thu hẹp lại và gây tắc nghẽn. Vấn đề này ảnh hưởng đến lượng máu cung cấp cho thận không đủ. Đồng thời dẫn đến thận bị hư hại và làm rò rỉ albumin từ máu vào nước tiểu. Albumin là một loại protein giữ dịch lỏng trong mạch máu không rò rỉ ra ngoài. Có tác dụng giúp nuôi dưỡng mô, vận chuyển các hormone, khoáng chất… đi khắp cơ thể. Trong trường hợp kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ albumin trong máu giảm, điều này cho thấy bạn đang gặp các bệnh lý về gan hay thận.

Hệ thần kinh bị ảnh hưởng

Bệnh tiểu đường sẽ ảnh hưởng đến các dây thần kinh trong cơ thể. Tình trạng này khiến quá trình truyền tín hiệu giữa những bộ phận như tay, chân, mắt, bàng quang và não gặp vấn đề.  Chính vì vậy, nó có thể làm bạn không cảm nhận được khi bàng quang đầy. Khi bàng quang luôn đầy có thể khiến thận bị tổn thương lâu ngày sẽ rất nguy hiểm.

bệnh suy thận do biến chứng tiểu đường

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng lên thận như thế nào?

>Mách bạn cách phòng bệnh tiểu đường hiệu quả

3. Làm gì nếu bị tổn thương thận, suy thận do tiểu đường?

Người bệnh tiểu đường gặp những vấn đề về thận, để hạn chế thấp nhất làm chậm quá trình thận bị thương tổn có thể áp dụng những biện pháp sau:

Kiểm soát lượng đường trong máu

Không phương pháp nào hiệu quả hơn việc kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Cách này có tác dụng rất tốt trong việc làm chậm những tổn thương thận do tiểu đường gây ra. Kiểm soát lượng đường thông qua chế độ ăn uống, luyện tập vận động và thói quen sinh hoạt lành mạnh mỗi ngày theo hướng dẫn của bác sĩ.

Kiểm soát tình trạng huyết áp cao

Bạn cũng cần điều trị và ổn định huyết áp cao nếu mắc bởi nó có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh suy thận.

Hạn chế lượng đạm trong khẩu phần ăn

Đối với người bệnh tiểu đường và bệnh suy thận nên ăn đủ chất đạm để đảm bảo có một sức khỏe tốt, tuy nhiên tránh ăn quá nhiều. Khẩu phần ăn của người suy thận do tiểu đường càng ít đạm có thể làm chậm quá trình thận bị tổn thương. Để chắc chắn hơn bạn có thể trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng.

Báo với bác sĩ nếu có bất kỳ bất thường nào liên quan đến nước tiểu, tiết niệu

Những vấn đề liên quan đến đường tiết niệu rất cần được quan tâm kịp thời để chữa trị hiệu quả. Nếu thường xuyên đi tiểu nhiều, tiểu rắc, tiểu buốt, nước tiểu có màu đục hoặc có máu, nặng mùi … đó là một số dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu.

Hạn chế lượng muối trong chế độ ăn uống

bệnh suy thận do biến chứng tiểu đường

Hạn chế muối trong khẩu phần ăn của người bênh suy thận do biến chứng tiểu đường

Muối là gia vị trong mỗi bữa ăn nhưng với người bệnh suy thận do tiểu đường cần hạn chế bởi điều này giúp kiểm soát tình trạng huyết áp cao và giảm sưng phù.

Không sử dụng các loại thuốc có thể gây hại cho thận

Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ. Bởi có nhiều loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) có nguy cơ cao gây hại cho thận.

Kiểm soát mức cholesterol và lipid trong tầm kiểm soát

Việc này sẽ giúp ngăn ngừa tổn thương thêm cho các mạch máu lớn có thể như mạch máu ở não và tim.

TÌM HIỂU CHUNG: Vì sao tỏi đen sunkun phòng và điều trị được bệnh tiểu đường?

Bạn có thể đặt mua sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả tại đây: https://sunkun.vn/product/toi-co-don-sunkun-200gr_24.html

Tin tức liên quan

CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM SUNKUN

   VP: Tầng 2 số 121 Cù Chính Lan, TP Đà Nẵng

   Tư vấn viên: 0977.614.537 ( Ms. Hậu)

   sunkun.vn@gmail.com