THÙNG Ủ RÁC HỮU CƠ ECO BOKASHI

Bokashi là phương pháp ủ yếm khí nhằm lên men các loại rác hữu cơ của người Nhật. Thùng ủ rác hữu cơ Eco Bokashi thường được thiết kế nhỏ gọn để trong gian bếp, có nắp đậy kín không gây mùi khó chịu, không có côn trùng. Đây là một trong những phương pháp ủ được ưa chuộng trên toàn thế giới.

Thùng ủ rác hữu cơ

I. Thùng ủ rác hữu cơ ECO BOKASHI có gì đặc biệt?

Dung tích thùng đựng lớn, chứa được lượng rác trong vòng 2 đến 3 tuần cho 1 gia đình. Với thùng ủ rác nhà bếp Eco Bokashi, chúng tôi còn chuyển giao công nghệ làm cám Bokashi giúp quý khách tự chủ được cám với chi phí vận hành siêu rẻ. Ngoài ra, thùng ủ rác Eco Bokashi còn được sản xuất đặc thù cho nhu cầu ủ rác và xử lý phế thải không gây mùi, giúp cho người dùng ủ rác nhanh hơn, tiết kiệm hơn.

II. Cách ủ rác hữu cơ từ thùng ECO BOKASHI.

1. Chọn các loại rác dùng để ủ.

1.1. Loại rác dùng cho ủ Bokashi:

- Gốc rau, vỏ hoa quả, bã chè, bã café, vỏ trứng…

- Thịt, cá sống (hạn chế cho vào, tỉ lệ dưới 10% tổng lượng rác), những loại có nguy cơ gây thối, khi ủ, chúng ta cần rắc nhiều cám Bokashi hơn.

- Cơm nguội, mì, bún, rau luộc …

1.2. Các loại rác không được dùng:

- Xương động vật, nước canh, thức ăn thừa có gia vị.

- Cây gỗ, vỏ ốc, vỏ hàu, mai cua …

- Rác đã thối, rác để lâu bên ngoài.

Thùng ủ rác hữu cơ

2. Cách sử dụng chế phẩm vi sinh ECOPRO.

2.1. Sử dụng trực tiếp

Bằng cách rắc 1 lớp mỏng (khoảng 1 thìa café) chế phẩm vi sinh EcoPro dưới đáy thùng trước khi bỏ rác hữu cơ đã thái nhỏ vào thùng, cứ 1 lớp rác dày từ 3 đến 4 cm thì rắc thêm 1 lớp vi sinh (1 thìa café) đều lên rác. Đậy kín nắp thùng sau mỗi lần cho rác vào.

2.2. Hoặc pha dung dịch nước tưới đều lên rác: 

Bước đầu tiên, chúng ta vẫn rắc 1 lớp mỏng (khoảng 1 thìa café) chế phẩm vi sinh EcoPro dưới đáy thùng trước khi cho rác hữu cơ thái nhỏ vào thùng.

Tiếp theo, pha 1 thìa café bột vi sinh EcoPro với 250 ml nước vo gạo (có thể dùng nước sạch, nhưng nên sử dụng nước vo gạo thì tốt hơn) với 10 đến 15ml rỉ mật hoặc 20 gr đường vàng (không dùng đường trắng tinh luyện).

Sauk hi pha đều, cho dung dịch vào 1 chai nhựa nhỏ, đục lỗ nắp chai (đường kính lỗ khoảng 1mm) để sau 2 đến 3h là dùng được.

Cứ mỗi lần cho rác thái nhỏ vào thùng, ta dùng chai xịt vi sinh đều vào rác, 1 chai vi sinh như vậy có thể dùng từ 3 đến 4 ngày sau khi pha.

III. Vấn đề có thể gặp phải trong quá trình ủ Bokashi.

Thông thường, khi mở nắp đậy, rác ủ sẽ có mùi hơi chua hoặc hơi nồng 1 chút do vi khuẩn có lợi đang lên men rác. Đồng thời cũng có thể xuất hiện mốc trắng trên rác ủ. Đây là những dấu hiệu cho thấy rác đang lên men rất tốt.

Tuy nhiên, trong quá trình ủ, do tác động ngoại cảnh, vi sinh trước đó lẫn trong rác hoặc do chất lượng rác ban đầu (chứa các chất tồn dư hóa học như: thuốc cỏ, thuốc trừ sâu hay phân đạm…) mà có thể xảy ra một số trường hợp sau:

3.1. Rác có mùi nồng đậm, thậm chí hơi nặng mùi:

Đâu là dấu hiệu của rác còn tồn dư nhiều chất hóa học. Khi quá trình lên men, các chất hóa học này bị phân hủy và đẩy ra ngoài dưới dạng khí như H2S, SO2 … Với trường hợp này, ta có thể mở nắp thùng, đảo đều rồi để ngoài ban công hoặc nơi thoáng khí, tránh nắng khoảng 2 đến 3 ngày thì mùi sẽ bớt dần và hết.

3.2. Rác bị thối, lên mốc đen, xanh:

Tình trạng này xảy ra có thể do bạn cho quá nhiều thịt động vật, thức ăn chín có gia vị hoặc do rác cho vào đã nhiễm vi sinh địa phương ở mức cao.

Chúng ta có thể xử lý bằng cách đổ rác đó vào thùng xốp, lấp đất lên trên để chúng tự hoai mục và biến thành phân. Rửa sạch thùng ủ, phơi ngoài trời khoảng vài giờ đồng hồ cho khô rồi tiếp tục sử dụng bình thường.

Đồng thời, lần ủ tiếp theo bạn không nên cho thịt cá, mắm muối hoặc rác nhà bếp đã thối vào thùng ủ nữa.

Tất cả trường hợp nặng mùi chỉ có thể ngửi được khi nắp thùng không được đậy kín hoặc khi ta mở thùng ra. Còn nếu đã đậy kín thì mùi sẽ không thoát ra ngoài được.

Phương pháp ủ rác với thùng Eco Bokashi với điều kiện tiêu chuẩn sẽ tạo ra loại rác lên men có mùi hơi chua, thậm chí có mùi thơm. Nhưng trong một số điều kiện có vấn đề như đã nói ở trên thì đó là quy luật tự nhiên chung, sẽ không ảnh hưởng gì tới chất lượng của quá trình ủ rác.

3. Cách thu và sử dụng thành phẩm sau ủ.

Thùng ủ rác hữu cơ

Sau khi tiến hành ủ rác nhà bếp, ta sẽ thu được 2 thành phẩm, bao gồm:

* Thu nước rác:

- Ủ sau khoảng 1 tuần, tạ có thể tiến hành thu nước rác hay còn gọi là dịch trà Bokashi.  Bạn chỉ cần mở vòi và dùng cốc để hứng nước. Như vậy, cách 2 đến 4 ngày bạn lại thu nước rác 1 lần. Nước rác nếu chưa dùng ngay có thể đổ vào chai đậy kín nắp và dùng dần để tưới cây, làm sạch bồn rửa, bồn cầu, cống…

- Nếu dùng để tưới cây: bạn pha nước rác với nước sạch tỉ lệ 1:30 hoặc 1:50 lần.

- Hoặc có thể dùng nước rác đổ trực tiếp vào cống, bồn cầu để làm sạch.

* Thu Phân:

- Sau khoảng 2 đến 3 tuần, khi thùng đã đầy, rác cơ bản đã hoai, bạn mang rác đổ vào thùng xốp, thùng ủ lấp đất lên trên hoặc chôn dưới khoảng đất sắp trồng cây… để thêm 2 tuần nữa cho rác hoai hoàn toàn thì có thể làm phân bón dần cho cây.

- Cách bón phân từ rác nhà bếp cho cây: Bạn trộn đất và phân từ rác với tỉ lệ 1 phân với 2 đất.

Cần tư vấn hoặc đặt hàng, quý khách vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM SUNKUN

Tư vấn viên: 0989.274.727 (Mr.Luân)

Địa chỉ của hàng: Lô 15 Phú Lộc 22, Hòa minh, Liên Chiểu, TP Đà Nẵng

Email: sunkun.vn@gmail.com

 

Tin tức liên quan

CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM SUNKUN

   VP: Tầng 2 số 121 Cù Chính Lan, TP Đà Nẵng

   Tư vấn viên: 0977.614.537 ( Ms. Hậu)

   sunkun.vn@gmail.com